____Du lịch BỤI____

RSS

Du lịch bụi: Kinh nghiệm du lịch bụi, phượt vịnh Hạ Long

Bạn đang có kế hoạch cho chuyến đi nghỉ mát hay đi phượt Hạ Long xinh đẹp – 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Phượt Hạ Long khám phá Hạ Long những điều mới lạ đối với bạn khi đến Hạ Long lần đầu sẽ khiến bạn có nhiều bỡ ngỡ. Dưới đây là kinh nghiệm du lịch bụi Hạ Long chúng tôi sưu tập được. Hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến khám phá hay du lịch Hạ Long của bạn.


Thời điểm thích hợp cho chuyến du lịch Hạ Long:


Vịnh Hạ Long mùa nào cũng đẹp. Tuy nhiên Vịnh Hạ Long nằm ở miền Bắc, thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Hầu như vào bất cứ thời gian nào quanh năm cũng thuận tiện để du lịch vịnh Hạ Long; tuy nhiên, tốt nhất sẽ là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 và từ tháng 12 đến tháng 2. Vào mùa đông, thời tiết có thể hơi lạnh và mây mù, thỉnh thoảng có mưa lất phất.

Bạn cần mang theo gì cho chuyến đi



Trước khi đi du lịch Hạ Long, bạn cần chuẩn bị những thứ như kem chống nắng (có chỉ số SPF từ 30 trở lên), sữa tắm, dầu gội đầu, thuốc nhỏ mắt, kính râm, khăn tắm, kính bơi, áo tắm, quần short, váy áo ngắn tay bằng chất liệu thoáng mát, mũ rộng vành, dép xốp đi biển để đôi chân được thoải mái… Nếu có trẻ nhỏ cùng đi, bạn nên mang theo phao bơi, ghế phao dành cho trẻ cùng thức ăn nhẹ, nước uống.


Điều bạn lo lắng nhất đó là chỗ nghỉ ngơi, khách sạn ở Hạ Long rất nhiều. Dưới đây là một số khách sạn giá tốt ở Hạ Long bạn nên tham khảo.

Khách sạn có giá tốt ở Hạ Long


Có rất nhiều khách sạn 3 và 4 sao nằm trong khu du lịch Bãi Cháy để bạn lựa chọn. Giá phòng 1 khách sạn 3 sao từ 474.000 đồng/ngày. Để dễ dàng thuê phòng với giá không quá đắt, bạn nên đi vào đầu tuần hoặc giữa tuần. Hàng tuần, từ thứ Sáu đến Chủ nhật, Hạ Long thường rất đông du khách nên giá phòng thường bị nâng lên khá cao và hết chỗ. Ngoài ra, bạn có thể nhà trọ với giá trung bình từ 150.000 đồng/ngày.


Xin giới thiệu vài địa chỉ khách sạn: Hạ Long Plaza (08 đường Hạ Long); Hạ Long Dream (10 đường Hạ Long); Mithrin (đường Hùng Thắng); Hạ Long Pearl (bãi Cháy); Hạ Long Bay (đường Hạ Long); Bạch Đằng (02 Hạ Long); Công Đoàn Bãi Cháy (đường Hạ Long); Moon Light (đường Hùng Thắng)…

Địa chỉ ăn uống


Nhắc đến ẩm thực Hạ Long là nhắc đến hải sản tươi sống, ngon từ biển. Chuyến phượt của bạn thì có nhiều của hàng giá phải chăng lại ngon, dưới đây là những địa chi giúp bạn tiết kiệm được chi phí.


Về ẩm thực, có khá nhiều nhà hàng từ cao cấp đến bình dân để bạn lựa chọn khi đến Hạ Long. Tiêu biểu như: nhà hàng Mithrin (Hùng Thắng, Bãi Cháy); nhà hàng Panorama (168 Hạ Long, Bãi Cháy); nhà hàng Sơn Ca (98 Bến Tàu); nhà hàng Biển Xanh (08 Lê Thánh Tông); nhà hàng Hải Ninh (khu 3, Vườn Đào); nhà hàng Thiên Lý (Lý Thường Kiệt, Cửa Ông)… Nếu muốn thưởng thức các đặc sản biển Hạ Long, bạn có thể đến Sea Food Restaurant (đường Hạ Long); nhà hàng Thu Hường (đường Hạ Long); nhà hàng Nỗi Nhớ (đường Trần Hưng Đạo)


Các phương tiện đi lại và thăm quan


Trong thành phố bạn nên bắt taxi vì đó là phương tiện an toàn lại không bị chặt chém.


Đi lại thành phố, bạn có thể sử dụng xe taxi của các hãng: Taxi 886 – Móng Cái (033. 886 886); Hạ Long (033. 62 62 62); Hòn Gai (033. 84 84 84); Mai Linh (033. 628 628)… Tham quan vịnh, bạn có thể liên hệ thuê tàu tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy (033. 846 592); bến tàu du lịch Hạ Long (033. 847 481); Công ty Dương Hải (033. 845 042); Trung tâm dịch vụ vịnh Hạ Long (033. 844 631); Công ty Hải Âu (033. 824 779).

Đối với việc thuê tàu thăm quan vịnh Hạ Long



Tàu thăm quan vịnh Hạ Long: Giá thuê tàu phụ thuộc vào thời gian và loại tàu. Nếu đi theo nhóm từ 10 – 15 người, nên thuê riêng một chiếc tàu gỗ nhỏ cho thoải mái. Còn nếu đi lẻ, nên nhờ nhân viên khách sạn đặt tàu giúp. Giá vé tham quan là 40.000 đồng mỗi người. Nếu bạn đi 6 tiếng trên vịnh, giá trả cho thuyền sẽ là 100.000 đồng mỗi người. Để đỡ tốn chi phí, bạn nên lựa chọn chuyến tham quan 3 – 4 tiếng. Có thể lựa các chuyến sáng sớm hoặc buổi trưa để thoải mái hơn trong việc đi lại và nghỉ ngơi.


Còn địa điểm vui chơi, thư giãn, điều đó bạn khỏi lo khi đến Hạ Long. Dưới đây là những hoạt động bạn có thể tham khảo cho chuyến phượt của mình.

Địa điểm vui chơi – giải trí


Bắt tàu du lịch ra thăm vịnh. Tàu chạy theo giờ, chuyến dài thì thăm được nhiều nơi, dừng tại nhiều hang động. Chuyến ngắn thì chỉ đi qua những điểm nổi bật nhất. Đi thăm vịnh nên đi buổi sáng, buổi chiều thì khá là nắng, nóng.


Bắt xe ôm (nếu đi 1 mình), bắt taxi (nếu đi cả nhà) ra đảo tuần Châu, ngoài này có bãi tắm tương đối sạch, nếu thích tắm biển thì bạn có thể chạy ra đây. Buổi tối và sáng thì cũng có nhiều chương trình biểu diễn: cá voi, nhạc nước…giá vé 80.000 đồng.

Một điểm nữa nên đến xem đó là Cầu Bãi Cháy, nên ra đây vào buổi tối, đi thang máy lên trên cầu, trời tối đứng trên này nhìn xuống thấy sướng. Giá vé thang máy khoảng 4000 đồng.

Bạn có thể giải trí tại một số quan Bar trên đường Bãi Cháy.

Mua sắm ở Chợ đêm: chợ đêm ở đây hộ tuk những mặt hàng mỹ nghệ có đọ tinh xảo cao… Quý khách có thể mua những đồ lưu niệm này về làm quà cho người thân và bạn bè ( Lưu ý: Hàng ở đây giá rất cao vì hầu hết khách hàng là khách du lịch nên giá cao hơn bình thường)

Thông tin giá vé thăm quan Hạ Long năm 2014


Mức phí thăm quan chung trên Vịnh Hạ Long vào ban ngày từ 6h30 đến 18h30 là 120.000 đồng/lượt khách.

Phí tham quan một trong những điểm du lịch đã được nhà nước đầu tư : đảo Soi Sim, đảo Ti-tốp, Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn… dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng/lượt khách.


Giá vé lưu trú một đêm và thăm quan chung trên Vịnh Hạ Long là 320.000 đồng. Lưu trú 2 đêm và tham quan chung trên Vịnh Hạ Long là 470.000 đồng và giá vé lưu trú 3 đêm và thăm quan chung trên Vịnh Hạ Long là 520.000 đồng. Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi; người già từ 70 tuổi trở lên, người nghèo, người khuyết tật sẽ được miễn giảm 50% phí tham quan. Đối với người có công với cách mạng, trẻ em dưới 7 tuổi sẽ được miễn phí vé tham quan.

Những lưu ý khác khi đi du lịch Hạ Long


Bạn không thể bơi lặn vào mùa thu hay mùa đông bởi vì thời tiết lúc này khá là lạnh. Bạn nên mang theo đồ bơi, trang phục gọn nhẹ, mát mẻ như quần short, áo thun, dép xốp đi biển… Nên cẩn thận trước khi quyết định mua một cái gì đó trên vịnh vì giá cả không hề rẻ và thường xuyên bị cân gian hàng. Tốt nhất, chỉ nên mua vé tham quan và hạn chế mua bán, ăn uống trên biển. Để lót dạ, bạn có thể mang theo đồ hộp, thức ăn gọn nhẹ.

Với những chia sẽ về kinh nghiệm du lịch bụi Hạ Long này. Chúc bạn có một chuyến đi thật thú vị và vui vẻ cùng người thân và bạn bè!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha - Kẻ Bàng

10 năm, kể từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, công tác bảo tồn, gìn giữ di sản đã thu được những thành tựu quan trọng. Cũng trong thời gian đó, du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng đã có bước tiến dài. 
du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Tuy nhiên, để giữ gìn một di sản cho nhân loại không chỉ cho hiện tại mà cả trong tương lai cần phải tính đến một chiến lược lâu dài, giải quyết tốt mối quan hệ  giữa bảo tồn, gìn giữ di sản với phát triển kinh tế du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Đó là chiến lược phát triển bền vững mà biện pháp tích cực nhất là phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha – Kẻ Bàng.

Du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là loại hình du lịch có khả năng phát triển bền vững với đặc trưng là dựa vào thiên nhiên, có kèm theo giáo dục và trình diễn môi trường thiên nhiên, có quản lý để bảo tồn sinh thái bền vững.
Tuy nhiên, để phát triển loại hình DLST một cách bền vững không thể không gắn kết với yếu tố cộng đồng, vì thế khái niệm Du lịch sinh thái cộng đồng  được sử dụng để đề cao sự tham gia của người dân địa phương vào quản lý và phát triển du lịch sinh thái. Cộng đồng ở đây được hiểu là cư dân bản địa, cư dân sống ở khu vực di sản nơi được tổ chức khai thác du lịch.
1. Vai trò của cộng đồng với việc phát triển du lịch sinh thái.
Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái bởi những yếu tố sau đây :
1.1. - Cộng đồng là những chủ nhân thực sự, những người am hiểu khu vực tổ chức du lịch sinh thái hơn ai hết. Những thập kỷ qua khi nói đến việc khảo sát, thăm dò vùng núi vôi Phong Nha – Kẻ Bàng chúng ta thường nói đến đến những nổ lực của các nhà khoa học. Ở Phong Nha – Kẻ Bàng, đó nhà thám hiểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như L.Ca-đi-e, Baton, E Sulluy, M. Boufier, Antoni… họ là những người đầu tiên giới thiệu Phong Nha – Kẻ Bàng trên các tờ báo và tạp chí trong nước và thế giới. Cuối thế kỷ XX, với sự hợp tác của các nhà khoa học trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội Hang động Hoàng gia Anh việc khảo sát hang động vùng đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng được triển khai với quy mô lớn hơn, phát hiện được nhiều hang động đẹp. Cùng với những đóng góp của các nhà địa chất, hang động là những nổ lực to lớn của các nhà sinh vật học, lâm học các nhà khoa học xã hội, nhân văn trong nước và trong tỉnh để có hồ sơ trình tổ chức UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, sự nổ lực của các nhà thám hiểm, khoa học sẽ không có kết quả to lớn nếu không có sự cộng tác của cư dân địa phương. Những cuộc thám hiểm trước đây và những cuộc khảo sát gần đây vai trò của những người dân địa phương là hết sức to lớn. Họ là những người dẫn đường băng qua hoang mạc đá vôi đồ sộ và không ít trường hợp họ là những người phát hiện và giới thiệu cho các nhà khoa học tiến hành các cuộc khảo sát. Là những người bản địa, với sinh thái tự nhiên, họ biết vùng núi mình có cây gì, con gìquý hiếm ; với sinh thái nhân văn họ là chủ nhân của những phong tục tập quán, văn hóa của một vùng đất. Sự hiểu biết, am tường của người dân bản địa có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức du lịch sinh thái ở vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng.
1.2. - Cộng đồng là những người bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái một cách bền vững và hiệu quả nhất.
 Mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một mối quan hệ gắn bó từ lâu đời. Ở nhiều nơi, người dân tại địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình qua cách quản lý cục bộ và họ biết làm thế nào để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh tình trạng tàn phá tài nguyên đó. Cư dân bản địa là những người sống với tài nguyên sinh thái qua nhiều thế hệ. Họ bảo vệ tài nguyên vì sự sống còn của cộng đồng và chính bản thân mình. Tuy nhiên, do cuộc sống bức bách họ không quan tâm đến sự phát triển bền vững của mà chỉ vì cuộc sống thường nhật. Ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng vào những năm cuối thế kỷ XX, khi bắt đầu làm Hồ sơ Di Sản chúng ta cũng thật sự lo lắng về tệ nạn chặt phá rừng, săn bắt các loài thú quý hiếm. Hiện trạng lúc ấy đáng báo động và tổ chức quốc tế Quỹ bảo tồn thiên nhiên (WWF) nhiều lần cảnh báo. Từ khi trở thành Di sản thế giới, nạn phá rừng và săn bắt thú đã hạn chế nhiều nhưng còn đó những nguy cơ tiềm ẩn không thể không bảo vệ nghiêm ngặt, như vụ gỗ Huê năm 2012 là một điển hình. Sẽ không còn du lịch sinh thái nếu sinh thái bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và từ đó sẽ dẫn đến không còn cả Di sản thế giới. Trách nhiệm đó là của cả xã hội, cả tỉnh, cả huyện, của chính quyền nhà nước nhưng trước hết và quan trọng nhất là của cư dân bản địa. Đề cao vai trò bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái đối với cộng đồng cư dân bản địa có ý nghĩa sống còn của việc tổ chức du lịch sinh thái ở vùng di sản Phong Nha – Kẻ Bàng.
1.3. - Cộng đồng là yếu tố quan trọng bậc nhất cho du lịch sinh thái phát triển.
Việc bảo tồn di sản luôn đi đôi với phát triển du lịch, nếu bảo tồn tốt thì sẽ thu hút du khách nhiều đến với du lịch sinh thái. Ngoài việc tham quan, du lịch đến với cảnh quan đẹp, đến với di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, du khách ngày nay họ còn mong muốn được đến với thiên nhiên, đến với những sản phẩm du lịch mà ở đó việc bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và cảnh quan tự nhiên được bảo vệ tốt. Bên cạnh đó, du khách còn mong muốn hiểu biết những kiến thức bản địa, lối sống, văn hoá đích thực trực tiếp với người dân địa phương hơn là từ hướng dẫn viên du lịch từ nơi khác đến. Những lợi thế về kỹ năng, kinh nghiệm kiến thức bản địa của người địa phương khi được công nhận họ sẽ đóng góp tích cực hơn cho du lịch phát triển bền vững cũng như bảo tồn thiên nhiên tốt hơn. Những người dân bản địa là những người hàng ngày tiếp xúc với khác du lịch nếu đó là cộng đồng thân thiện, mến khách, có văn hóa ứng xử thì sẽ lưu lại trong lòng du khách những tình cảm tốt đẹp, họ không chỉ đến một lần mà nhiều lần và  nó cũng có sức lan tỏa, thu hút những người chưa một lần đến với Phong Nha – Kẻ Bàng. Ở những nơi con người không thân thiện, an ninh không bảo đảm chắc không ai dám gới thiệu bạn bè đến với vùng đất ấy. Yếu tố cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá du lịch sinh thái là một vấn đề cần quan tâm.
2. Những vấn đề cần quan tâm khi phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Từ vai trò của cộng đồng xin  đề xuất những nội dung cần thiết để phát triển du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng:
2.1. - Phát triển cộng đồng.
Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng điều quan trọng trước hết là phải quan tâm phát triển cộng đồng dân cư bản địa. Phát triển cộng đồng một cách toàn diện bao gồm cả kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó kinh tế là điều kiện tiên quyết nhất. Khi người dân có công ăn việc làm, đời sống của cộng đồng dân cư được cải thiện thì sẽ giảm tải áp lực tìm kế sinh nhai từ những tài nguyên của khu du lịch sinh thái. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi có nhiều tài nguyên quý. Với hàng trăm loài thực vật, động vật quý hiếm có giá trị kinh tế lớn luôn là đối tượng tìm kiếm, săn lùng của cư dân trong vùng và cả những người nơi khác đến. Người dân địa phương từng nói: “thấy của rừng rưng rưng nước mắt”, biết là công việc nặng nhọc, có lúc nguy hiểm nhưng vì kế sinh nhai họ bất chấp mọi quy định bảo vệ ngang nhiên tàn phá rừng. Khi đời sống kinh tế khá lên, người dân có việc làm ổn định thì chắc chắn rằng sẽ giảm thiểu số người tàn phá rừng và đến một lúc nào đó người ta sẽ trân trọng bảo vệ rừng, coi rừng là báu vật chứ không phải là đối tượng khai thác.
Trong những năm vừa qua chúng ta đã có một số chương trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Các địa phương ở vùng lõi như Tân, Thượng Trạch đã được nhà nước đầu tư xây các cơ sở y tế, trường học, nước sạch, nhà ở; đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Với các địa phương xung quanh Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã có Chương trình phát triển vùng đệm. Nhiều cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân ngày một khá hơn. Tuy nhiên nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết như công ăn việc làm, năng suất lao động và một số vấn đề xã hội liên quan. Hiện nay Chính phủ có Chương trình xây dựng nông thôn mới, nên chăng cần có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Phát triển cộng đồng ở đây không chỉ vì bản thân cộng đồng đó mà là để bảo vệ một di sản của cả nước và của thế giới.
Cùng với việc phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất của người dân, để phát triển cộng đồng cần phải quan tâm đến phát triển văn hóa, giáo dục. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức cho mỗi một người dân cũng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ di sản. Về xã hội, một thực tế cho thấy nhiều địa phương ở vùng đệm Phong Nha – Kẻ Bàng có tỷ suất sinh khá cao, nhiều nhà sinh con thứ ba thứ tư hoặc nhiều hơn. Dân số cũng là một áp lực lớn trong phát triển cộng đồng và  đó cũng là một áp lực đối với việc bảo tồn giữ gìn nguồn tài nguyên rừng không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
2.2. - Giáo dục cộng đồng
          Giáo dục cộng đồng là một yêu cầu quan trọng để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Nội dung của giáo dục cộng đồng bao gồm những nội dung sau:
2.2.1. - Làm cho cộng đồng biết được giá trị của di sản. Là những người gắn bó lâu dài với di sản qua nhiều thế hệ, họ có kiến thức bản địa nơi mình sinh sống nhưng không phải ai cũng biết những giá trị to lớn mà di sản đem lại và được thế giới thừa nhận. Khi Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thế giới không phải ai cũng biết đó là một di sản với kiến tạo địa chất ghi dấu quá trình tiến hóa của võ trái đất và cùng với tiêu chí được công nhận đó là sự đa dạng về sinh học và cảnh quan hang động đẹp của vùng núi đá vôi mà không phải nhiều nơi có được. Từ giá trị của di sản, mỗi người dân ở đây có quyền tự hào mình là chủ nhân thực sự từ đó đề cao trách nhiệm trong việc bảo tồn giá trị của di sản.
2.2.2- Giáo dục thực hành bảo vệ di sản. Khi đã trở thành di sản thế giới tổ chức UNESCO có Quy ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Phải làm cho mọi người hiểu được các điều khoản của Quy ước để có thái độ ứng xử đúng đắn với di sản. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, tài nguyên, sinh cảnh đối với cư dân bản địa có ý nghĩa quyết định cho sự bảo tồn vì họ là những người tiếp xúc và có tác động thường xuyên, hàng ngày với địa bàn. Từ việc giáo dục ý thức bảo vệ di sản chúng ta mới có điều kiện phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. Vì vậy, cần đưa chương trình giáo dục bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan vào cộng đồng nhất là trong đối tượng thanh thiếu niên, những chủ nhân tương lai của Phong Nha – Kẻ Bàng. Phải thấy rằng, kiến thức bản địa của người dân địa phương có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái. Sống lâu năm với rừng, được truyền thụ qua nhiều thế hệ họ am tường quá trình sinh trưởng, môi trường phát triển của các loài cây, loài thú nếu làm tốt việc giáo dục thực hành thì những người ở địa phương sẽ có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, bảo vệ di sản. Chúng ta đã có những biện pháp quản lý hành chính và những giải pháp mạnh có khi là cưỡng chế nhưng trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ chỉ được đề cao khi họ tự giác và coi đó là nhiệm vụ của mình. Cùng với việc giáo dục cộng đồng phải tuyên truyền, giáo dục đối với du khách, vì họ, tuy không gắn bó với môi trường thiên nhiên ở đây lâu dài, nhưng họ là số đông. Nếu không có trách nhiệm bảo vệ môi trường thì tác hại cũng rất ghê gớm và để lại hậu quả nặng nề.
2.2.3. - Cần có một chương trình giáo dục để mọi người hiểu hơn về du lịch sinh thái cộng đồng và tác động của nó. Phải làm cho mọi người hiểu du lịch sinh thái cộng đồng là gì; những lợi thế của du lịch sinh thái cộng đồng trong sự phát triển lâu dài để từ đó có sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, cần đào tạo những lĩnh vực mà họ thiếu kỹ năng và kiến thức trong việc tổ chức du lịch như hướng dẫn, thuyết minh, xác định loài cây, con thú, vệ sinh môi trường, ứng xử, tổ chức chương trình… để họ có thể tham gia trực tiếp vào việc tổ chức du lịch sinh thái cộng đồng.
2.3. - Cộng đồng tham gia quản lý và trực tiếp làm du lịch.
Hiện nay, du lịch sinh thái vì sự phát triển bền vững đang trở thành một trào lưu chính và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Nhiều đơn vị điều hành tuor, công ty du lịch cố gắng tiếp thị sản phẩm du lịch của mình như là du lịch sinh thái nhưng hoàn toàn không có nội dung du lịch sinh thái mà chỉ là một loại hình du lịch thông thường vì họ không quan tâm tới sự tham gia quản lý tài nguyên của cộng đồng bản địa. Du lịch sinh thái phải đề cao sự tham gia của người dân địa phương vào phát triển và quản lý du lịch. Ở Thái Lan, một nước du lịch phát triển mạnh, sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được ghi vào Hiến pháp và  nhà nước khuyến khích người địa phương trực tiếp tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình vì lợi ích của mình hơn là cho người ngoài tất cả lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Những năm qua, du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đã có sự quản lý tốt từ phía nhà nước từ việc quy hoạch, kế hoạch và khai thác du lịch, song chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến sự tham gia quản lý từ phía cộng đồng địa phương. Từ quan điểm môi trường và kinh tế, nếu người dân không tham gia thì khu vực bị khai thác quá mức và các nguồn tài nguyên du lịch bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có thể có trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài. Hiện nay chúng ta đang phát triển nhiều tuor, tuyến du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng, là những người hiểu biết đường đi lối lại, điều kiện môi trường, sinh thái nếu được tham gia họ sẽ có những đóng góp những ý kiến quý báu cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Bên cạnh việc tham gia quản lý, cần khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch ở địa phương. Hoạt động du lịch hiện nay ở Phong Nha – Kẻ Bàng chủ yếu là loại hình du lịch, tham quan hang động của nhà nước và công ty tư nhân ngoài địa phương (Tập đoàn Trường Thịnh). Người dân bản địa chỉ được tham gia một số hoạt động mang tính làm công (chèo thuyền, chụp ảnh) và đôi khi các công ty du lịch đối xử họ như đối xử với đối tượng làm thuê, mang tính ban ơn, chiếu cố trong khi họ chính là những chủ nhân thực sự của của di sản, của cả tuyến du lịch. Hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng không phải và càng không chỉ là du lịch hang động mà bao gồm nhiều sản phẩm du lịch khác. Yếu tố cảnh quan, môi trường, sinh thái (tự nhiên và nhân văn), văn hóa và lịch sử chưa được quan tâm khai thác bao nhiêu. Cần khuyến khích người dân địa phương tổ chức chương trình du lịch của mình, biến những làng bản, sinh hoạt văn hóa cộng đồng  thành những sản phẩm du lịch. Họ có thể trở thành hướng dẫn viên và có quyền thu nhập từ những dịch vụ du lịch như nghỉ trọ, cung cấp thức ăn, các sản phẩm nông nghiệp…
2.4. - Quản lý nhà nước trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha – Kẻ Bàng
Để có di lịch sinh thái phát triển bền vững phải có sự đóng góp của các thành phần tham gia hoạt động du lịch là lượng kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư địa phương và nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hoạt động du lịch thông qua các tổ chức của mình bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, chính quyền địa phương. Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha – Kẻ Bàng cần phải chú trọng các vấn đề sau:
2.4.1. - Phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển du lịch cộng đồng ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững lâu dài nhất thiết phải có một kế hoạch hành động chung vừa bảo tồn, gìn giữ di sản vừa để phát triển du lịch, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, coi trọng khai thác, coi nhẹ việc bảo tồn. Nếu đứng trên quan điểm bảo vệ di sản theo quy ước của UNESCO thì du lịch chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích nên trong quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo tồn di sản Phong Nha – Kẻ Bàng. Quy hoạch và quản lý theo quy hoạch bao gồm nhiều việc phải làm nhưng đối với vùng Phong Nha – Kẻ Bàng cần ưu tiên quy hoạch bảo vệ rừng, tài nguyên rừng là vấn đề quan trọng nhất. Nếu không bảo vệ được rừng và tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia thì Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ trở thành một di sản có nguy cơ bị loại bỏ và lúc đó cũng sẽ không còn du lịch sinh thái tại địa bàn.
2.4.2. - Đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn, giữ gìn các giá trị của di sản. Nên thành lập Quỹ bảo tồn từ các nguồn thu để chăm lo cho việc bảo tồn Di sản Phong Nha –Kẻ Bàng. Tiếp tục nghiên cứu đánh giá các giá trị của Phong Nha – Kẻ Bàng nhất là giá trị về đa dạng sinh học, trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược phát triển du lịch hợp lý nhất là du lịch sinh thái cộng đồng cần được ưu tiên phát triển để bảo vệ tính bền vững của khu di sản.
2.4.3. - Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển cộng đồng, giáo dục cồng đồng, nâng cao dân trí tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia quản lý và trực hoạt động du lịch. Nhà nước cần điều hành các hoạt động du lịch giữa các khu vực kinh tế, các đơn vị làm du lịch tại địa bàn một cách hợp lý, tránh sự cạnh tranh bất cứ giá nào làm tổn hại đến di sản. Điều hòa lợi ích thu được từ du lịch trong đó cần ưu tiên phát triển cộng đồng ở Phong Nha - Kẻ Bàng, những chủ nhân thực sự, lâu dài của di sản thiên nhiên thế giới này.
           Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã và đang trở thành một thế mạnh của du lịch Quảng Bình. Để du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng phát triển bền vững cần có một chiến lược phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, đề cao yếu tố cộng đồng trong sự phát triển là điều không thể không quan tâm.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cù lao Dài - Dãy đất vàng cho du lịch sinh thái

Để đến được cù lao Dài, du khách có thể đi đò ở bến Vũng Liêm hoặc qua phà Quới An - Quới Thiện, bến phà nhỏ trông hiền lành, người đi phà cũng dễ thương, không có sự gấp gáp, chen lấn, hối hả như ở các bến phà khác.
Dãy đất vàng cho du lịch sinh thái
Dãy đất vàng cho du lịch sinh thái
Từ khi cầu Cổ Chiên nối liền hai tỉnh Bến Tre - Trà Vinh khánh thành, sông Cổ Chiên bỗng được giới du lịch chú ý. Trong nhiều năm, dòng Cổ Chiên nước lớn đã giữ cho cù lao còn nguyên vẻ mộc mạc thôn quê với những vườn trái cây trĩu quả và giai điệu đờn ca tài tử văng vẳng xóm làng.

Đặt chân đến xã Thanh Bình, mùi mít và mùi sầu riêng thoang thoảng giữa không khí ẩm ướt của miệt vườn mùa mưa. Du khách thong thả đi dọc con đường nhỏ và nếu thích thì có thể xin vào thăm vườn trái cây của người dân địa phương.

Chủ vườn đa phần ai cũng rất mến khách. Họ sẽ chọn trái ngay từ trên cây, cắt xuống và bổ ra cho mọi người cùng thưởng thức giữa không gian xanh mát. Ngoài đặc sản sầu riêng và mít vị đậm đà thì chôm chôm, bưởi, măng cụt… cũng không kém phần hấp dẫn.
Mùa chôm chôm
Trước đây, cù lao thường xuyên bị ngập nước nên chỉ thuận tiện trồng lúa nước hay trồng lát. Ngày nay, nhờ có sự đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, cù lao Dài trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú của huyện Vũng Liêm với những mặt hàng nông sản như trái cây ngon, cá da trơn, tôm nước ngọt…

Riêng một số ấp ở đuôi cù lao thuộc xã Thanh Bình (như Bình Thủy, Thông Lưu), bà con vẫn còn giữ cây trồng truyền thống là cây lát. Cùng với trồng lát, từ lâu, người dân nơi đây đã biết đến nghề dệt chiếu, se lõi lát…

Ở Bình Thủy, Thông Lưu, hầu hết các hộ gia đình đều có máy se lõi lát. Ấp Bình Thủy đã được tỉnh Vĩnh Long công nhận là làng nghề truyền thống.

Theo lịch sử tỉnh Vĩnh Long, nơi đây là một trong những làng điển hình về khai hoang lập ấp trên địa bàn trấn Vĩnh Thanh dưới triều vua Gia Long.

Từ giữa thế kỷ thứ XIX, cù lao này được xem là một mô hình đẹp về làng mới, ruộng vườn liền mạch, đình chùa phong phú, nổi tiếng là nơi đông đúc, no đủ. Ở xã Thanh Bình hiện nay còn lại hai khu lăng mộ lớn được xây dựng cách nay khoảng 180 năm.

Đó là khu lăng mộ bà Nguyễn Thị Tuyết (mẹ Thoại Ngọc Hầu) và lăng mộ của cha mẹ vợ ông (là ông Châu Vĩnh Huy và bà Đỗ Thị Toán) đã được ông xây dựng vào những năm ông làm trấn thủ Vĩnh Thanh.

Hai khu lăng mộ này là chứng tích góp phần xác định cù lao Dài chính là quê hương thứ hai của Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu khi ông cùng gia quyến chạy loạn từ Quảng Nam vào đây.

Thăm thú cù lao xong, du khách thường ghé quán lá Vườn Dừa, nơi phục vụ những món ăn đặc sản dân dã mà thơm ngon. Khai vị thường là món bánh xèo.

Bánh xèo ở đây có loại bột rất thơm và dẻo. Bí quyết là người dân dầm ngò gai lấy nước, đổ vào bột bánh xèo và bỏ lên chảo chiên, dùng rất ít dầu nên không ngấy.

Nhân bánh cũng khá lạ miệng với nguyên liệu là con hến. Hến sông Cổ Chiên mang vị ngọt thanh và có màu rất trắng, quyện với vị béo của nước dừa trong bột bánh, vị bùi bùi chua chua của lá cát lồi, mùi nhẫn nhẫn của lá cách ăn thật hợp vị. Thiếu nữ địa phương hướng dẫn du khách đổ bánh xèo.

Quán dân dã nên cách phục vụ cũng rất thân tình. Các cô, các chị đầu bếp sẵn sàng kiên nhẫn hướng dẫn du khách đổ từng chiếc bánh sao cho giòn rụm.

Xong món bánh thì đến gỏi gà hấp rượu. Gà thả vườn thịt săn chắc trộn cùng lõi cây chuối non xắt nhỏ, vị tươi ngon ăn hoài không ngán. Rồi đến món canh chua cá nấu trái bần. Trái bần xinh xinh vị chua làm tô canh cá ngọt mà thanh, quyện thêm vị bùi của chuối thật khó quên.


Xế trưa, miệt vườn yên tĩnh rộn lên tiếng đàn ca của ban nhạc tài tử. Du khách dù không nhiều máu văn nghệ vẫn cứ bị cuốn vào lời ca tiếng hát trữ tình thấm đẫm chất miền Tây.




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2030

Chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư

Với mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu GDP chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội; xây dựng thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL và cả nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 1 tháng 7 năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch).

Quy hoạch dự báo nhu cầu lao động tham gia các hoạt động du lịch đến năm 2015 khoảng 7.704 người, năm 2020 khoảng 11.742 người và năm 2030 là 19.416 người. Dự kiến tổng doanh thu từ du lịch năm 2015 khoảng 1.103 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 2.032 tỷ đồng, năm 2030 khoảng 6.598 tỷ đồng. Đến năm 2015 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP chung của tỉnh ước khoảng 4%, năm 2020 khoảng 7% và năm 2030 khoảng 13%.

Để đạt được mục tiêu cụ thể, Quy hoạch xác định 11 định hướng phát triển du lịch An Giang trong: 1, khai thác thị trường khách du lịch; 2, sản phẩm du lịch; 3, xây dựng thương hiệu; 4, quảng bá, xúc tiến du lịch; 5,chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh du lịch; 6, phát triển hạ tầng du lịch; 7, phát triển nguồn nhân lực dulịch; 8, phát triển du lịch theo không gian và lãnh thổ; 9, phát triển bền vững; 10, hoàn thiện môi trường dulịch; và 11, liên kết hợp tác cùng phát triển.

Các giải pháp thực hiện Quy hoạch:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch:
Xây dựng văn bản quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh cũng như có những chế tài phù hợp đối với các cơ sở lưu trú, nhà hàng không phục vụ tốt du khách.

Ưu tiên phổ biến mô hình du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và quốc tế tham gia vào hoạt động du lịch tại An Giang
Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch. Xây dựng chính sách ưu đãi cho các hoạt động quy hoạch phát triển, hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ và các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tổ chức trao giải thưởng có giá trị lớn hàng năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc cải thiện môi trường, thị trường và sản phẩm du lịch của tỉnh.

2. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng, lễ hội; du lịch gắn với sinh thái, đời sống văn hóa của cộng đồng, làng nghề thủ công, thể thao, giải trí, ẩm thực và mua sắm đặc sản, du lịch nghỉ dưỡng và khám phá dược liệu vùng Thất Sơn.

3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch:  huy động tối đa các nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương, nguồn vốn của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch.

4. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch: Sớm thống nhất triển khai xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch và khẩu hiệu (slogan) du lịch An Giang để công tác quảng bá tập trung và hiệu quả hơn.

5. Giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ: Đa dạng hóa các phương thức và thời gian đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch cũng như các khóa học nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch gởi nhân viên đi đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển đào tạo nghề du lịch. Trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng cho các cơ sở đào tạo có năng lực.

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững:
Hạn chế phát triển các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là phải thận trọng khi cấp giấy phép thành lập sân golf.

Hỗ trợ vốn, tài chính, tín dụng đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch ở các vùng khó khăn.

Xây dựng Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Visitor Centre).

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp du lịch; khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động, phát triển du lịch.

Quy hoạch ban hành 10 dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (Phong Lâm).


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cà Mau: Phấn đấu đón 1,2 triệu lượt khách du lịch nội địa trong năm 2015

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 và 2015 - 2020. Theo đó, Cà Mau phấn đấu năm 2015 đón 1,2 triệu lượt khách nội địa và 30 nghìn lượt khách quốc tế.



Đến năm 2020, tỉnh Cà Mau phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 50 nghìn lượt khách quốc tế và đến năm 2030 thu hút khoảng 2,8 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 110 nghìn khách quốc tế. Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu nâng cao nguồn thu từ du lịch, đạt khoảng 1.150 tỷ đồng vào năm 2015 và khoảng 2.610 tỷ đồng vào năm 2020; đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 7.160 tỷ đồng.

Cà Mau cũng sẽ tập trung thực hiện phương án xã hội hóa trong đầu tư và phát triển du lịch từ nay đến năm 2020. Cụ thể, đến năm 2020, tỉnh Cà Mau huy động 500 tỷ đồng để phát triển du lịch; trong đó sẽ có 400 tỷ đồng được huy động từ chủ trương xã hội hóa, còn lại 100 tỷ đồng sẽ từ ngân sách Trung ương và địa phương.

Để phát triển du lịch bền vững, những năm qua, ngành du lịch tỉnh Cà Mau đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên, nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, an ninh chính trị.

Với hệ sinh thái đa dạng và là điểm tận cùng cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, Cà Mau cũng đang đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực này.

Trọng điểm du lịch của Cà Mau được xác định là Đất Mũi, Khai Long, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, vườn quốc gia, các cửa biển, sân chim, các khu di tích văn hóa, lịch sử… Cũng theo quy hoạch du lịch của địa phương này, đến năm 2020, Cà Mau sẽ đào tạo 500 cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch để có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới, nhất là quá trình hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tỉnh Cà Mau quyết tâm đặt mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống cho nhân dân địa phương; khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang tính đặc thù của địa phương./.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nhận định về phát triển du lịch bền vững dưới góc độ môi trường

Theo tổ chức du lich thế giới (WTO) thì: "phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai ". Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai.
Phát triển du lịch bền vững dưới góc độ môi trường

Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây (đặc biệt là cuối những năm của thế kỷ 20) đã và đang gây ra những bất cập, những hạn chế về môi trường. Theo quan điểm chung, môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các điều kiện các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội va nhân văn của từng vùng lãnh thổ cụ thể, mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Rõ ràng sự phát triển ngành Du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan đến các công việc cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên thực tế ở nước ta, tại rất nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và có nhiều tiềm năng đã và đang phải chịu những áp lực khá lớn từ phía các khía cạnh môi trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tượng, các quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi trường tự nhiên, sinh thái. . . Đứng trước một thực tế như vậy, để có thể phát triển ngành kinh tế này thì những vần đề về môi trường cũng cần phải được đạt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, đầy đủ sao cho vừa phát triển, vừa khai thác với hiểu quả cao nhất về du lịch nhưng lại phải đảm bảo sự phát triển lâu dài .

Trên cơ sở phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các nguyên tắc và những giải pháp phát triển bền vững kinh tế xã hội chung, môi trường du lịch nói riêng. Môi trường du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến các yếu tố tài nguyên du lịch. Khách du lịch đến mục đích của họ là tham quan, để thoả mãn" con mắt" của họ. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu đi du lịch của người ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào của chốn đô thị, những ngày nghỉ con người ta muốn thoát khỏi cuộc sống bình thường đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành. và yên tĩnh sẽ thoả mãn được nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất đai, nước, rừng, thuỷ sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong thập kỷ 21 có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, hay về các nhu câu cần thiết của con người nói chung. Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất đai, các đô thị, khu công nghiệp, vùng ven biển, đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành du lịch, mà còn nguy hai hơn đó là sức khoẻ, đời sống của con người cũng như sự suy tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục được những bất cập trên thì cần đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa phát triển du lịch với các kế hoạch, các phương án quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống nhất trong phát triển kinh tế xã hội chung của từng vùng, nghiên cứu và cho toàn lãnh thổ của đất nước. Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành du lịch, đánh giá thực trạng cũng như dự kiến khả năng phát triển trên quan điểm kiểm soát, khống chế chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.

Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận, lưu trữ và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và cuộc sống của con người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe dọa. Hoạt động du lịch có tác động đến môi trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diên tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông, khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí. . . Điều đó gây phá hoại hoặc làm tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái. Các sân golf có thể gây nên tình trạng suy thái đất, ô nhiễm nguồn nước, thậm chí gây nên sự cạnh tranh trong việc sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ổ những nơi hiếm nước. Hoạt động du lịch luôn ngắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông, biển. . và các giá trị văn hoá nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá. . . trên cơ sở của một hoạc tập hợp các đạc tính của môi truờng tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng. . . hay một đền thờ, một quần thể di tích. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường, nên môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.

Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách. Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên, thì khi đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có khoản 37%-45% du khách tới bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách tới bằng máy bay. Không giống như đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay ( trừ tiếng ồn ) ít khi được nhân thấy trực tiếp. Thế nhưng riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3, 5 triệu tấn ôxy nitơ, gây mưa axit và ô nhiễm quang - hoá.


Không chỉ có không khí mà còn nhiều vấn đề khác như ô nhiễm tiếng ồn, lượng nước thải mà sự phát triển du lịch còn tạo ra mối đe doạ tới các hệ sinh thái, như phá những khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mát hoạc chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tiêu bản các thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô. . . tại nhiều điểm du lịch của nước ta. Hàng năm trên thế giới có khoảng 200. 000 ha rừng bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Hiện có rất nhiều chương trình, dự án của các nước và tổ chức quốc tế đang được tiến hành để cứu sự đa dạng sinh học tại nơi đây. Tuy du lịch mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn nhưng các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường càng ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các quốc gia đều nhận thấy mối nguy hại này và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường, cả môi trường tự nhiên, nhân tạo và các đối tượng ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, khảo cổ học. Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá và thần phong mĩ tục trong hoạt động du lịch. Ngoài Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước có các quy định chung, trong chương 2 của pháp lệnh du lịch có 6 điều về bảo vệ, tồn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững, có quy định nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài ra, còn có mọt số nghị định và chỉ thị của chính phủ về việc bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú, các địa điểm du lịch, mà còn nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, vì thực tế đây là một trong các khâu yếu nhất, đặc biệt thể hiện rõ tại các cơ sở và địa điểm du lịch.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch.
nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
 Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).
          Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
          Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
          Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
          - Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
          - Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
          Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.
          - Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
          - Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
          - Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
          Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
          Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á và châu Âu, giữa các nước phát triển và đang phát triển ...). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.
          - Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
          Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch .
Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
          Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.
          Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.
          Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
          Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
          Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).
          Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
          Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
          Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi).
          Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
          Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS