____Du lịch BỤI____

RSS

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2030

Chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư

Với mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu GDP chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội; xây dựng thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL và cả nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 1 tháng 7 năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch).

Quy hoạch dự báo nhu cầu lao động tham gia các hoạt động du lịch đến năm 2015 khoảng 7.704 người, năm 2020 khoảng 11.742 người và năm 2030 là 19.416 người. Dự kiến tổng doanh thu từ du lịch năm 2015 khoảng 1.103 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 2.032 tỷ đồng, năm 2030 khoảng 6.598 tỷ đồng. Đến năm 2015 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP chung của tỉnh ước khoảng 4%, năm 2020 khoảng 7% và năm 2030 khoảng 13%.

Để đạt được mục tiêu cụ thể, Quy hoạch xác định 11 định hướng phát triển du lịch An Giang trong: 1, khai thác thị trường khách du lịch; 2, sản phẩm du lịch; 3, xây dựng thương hiệu; 4, quảng bá, xúc tiến du lịch; 5,chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh du lịch; 6, phát triển hạ tầng du lịch; 7, phát triển nguồn nhân lực dulịch; 8, phát triển du lịch theo không gian và lãnh thổ; 9, phát triển bền vững; 10, hoàn thiện môi trường dulịch; và 11, liên kết hợp tác cùng phát triển.

Các giải pháp thực hiện Quy hoạch:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch:
Xây dựng văn bản quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh cũng như có những chế tài phù hợp đối với các cơ sở lưu trú, nhà hàng không phục vụ tốt du khách.

Ưu tiên phổ biến mô hình du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và quốc tế tham gia vào hoạt động du lịch tại An Giang
Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch. Xây dựng chính sách ưu đãi cho các hoạt động quy hoạch phát triển, hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ và các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tổ chức trao giải thưởng có giá trị lớn hàng năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc cải thiện môi trường, thị trường và sản phẩm du lịch của tỉnh.

2. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng, lễ hội; du lịch gắn với sinh thái, đời sống văn hóa của cộng đồng, làng nghề thủ công, thể thao, giải trí, ẩm thực và mua sắm đặc sản, du lịch nghỉ dưỡng và khám phá dược liệu vùng Thất Sơn.

3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch:  huy động tối đa các nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương, nguồn vốn của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch.

4. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch: Sớm thống nhất triển khai xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch và khẩu hiệu (slogan) du lịch An Giang để công tác quảng bá tập trung và hiệu quả hơn.

5. Giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ: Đa dạng hóa các phương thức và thời gian đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch cũng như các khóa học nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch gởi nhân viên đi đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển đào tạo nghề du lịch. Trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng cho các cơ sở đào tạo có năng lực.

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững:
Hạn chế phát triển các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là phải thận trọng khi cấp giấy phép thành lập sân golf.

Hỗ trợ vốn, tài chính, tín dụng đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch ở các vùng khó khăn.

Xây dựng Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Visitor Centre).

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp du lịch; khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động, phát triển du lịch.

Quy hoạch ban hành 10 dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (Phong Lâm).


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét