Vài năm trở lại đây, lĩnh vực du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới đã có rất nhiều bước phát triển. Quan trọng
nhất là việc du lịch sinh thái không chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề
tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở một
vài nơi, nó xuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít được báo chí chú ý tới.
Song ở nhiều nơi khác thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được
chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo
thương mại công cộng.
Phát triển kinh tế với du lịch sinh thái và bảo tồn |
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể
trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững, một số chủ trang trại chăn nuôi
đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã
biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ
sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch
sôi nổi. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc
tế cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực.
Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành
kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi như
là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước.
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn
nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta.
Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều
điểm vẫn còn chưa được khai thác. Thật khó mà liệt kê hết tất cả những điểm có
sức thu hút khách.
Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch
sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển
vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những
thách thức to lớn.
1. Khái quát du lịch sinh thái.
Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về du lịch
sinh thái là việc khái niệm về du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do
đó thường bị nhầm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác. Tổ chức bảo vệ
thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra. Ðịnh nghĩa này cho rằng "du lịch sinh
thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn
tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996).
Không nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch
"dựa vào thiên nhiên" vì cái mác này có thể sử dụng trong tất cả các
hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ đi xe đạp leo núi,
leo núi , và bám vách đá leo núi). Những hoạt động du lịch này có thể có mà
cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường. Một cách gọi
khác thường bị nhầm với du lịch sinh thái là du lịch thám hiểm. Loại hình này
thường là các hoạt động thể thao cơ bắp (thường bao gồm sự mạo hiểm cá nhân ở một
mức độ nào đó) cũng diễn ra ngoài thiên nhiên. Những hoạt động này có thể có hoặc
có thể không thuộc loại có trách nhiệm đối với môi trường hay làm lợi cho dân địa
phương. Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động
du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loại hình du lịch
thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững.
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường
tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng.
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa
phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang
triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v...
Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du
lịch sinh thái vừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo
lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch,
khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của
hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt
động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch.
Loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình, có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản
của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết
cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn
phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa
phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi
du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở
người hướng dẫn viên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người
dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên
chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người
điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan
tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các
khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những
giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn
mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác
với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục
đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá
khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa
phương và du khách.
Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút
ra những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi
trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự
nhiên.
- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường,
những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài
nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của
nó.
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá
trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt
lên hàng đầu, do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự
nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi
môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối
với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế,
văn hoá, xã hội hay khoa học).
- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với
môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết
hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận
thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành
viên tham gia .
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức
năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch
(trước, trong và sau chuyến đi).
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa
phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc
thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra
các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
- Đây là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải
thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành du lịch không khói này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét