Trần Chí Tình - Du lịch bụi đang là trào lưu được
nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Việc tự đi, tự trải nghiệm, khám
phá là những cảm giác mới mẻ, thú vị. Du lịch bụi giúp chúng ta có thể thoải
mái, tự do rong chơi theo ý thích của mình. Tuy nhiên, trong quá trình du lịch
bụi, nếu không nắm vững thông tin, bạn rất dễ gặp rủi ro không mong muốn.
Chí Tình xin giới thiệu đến bạn
những kinh nghiệm khi đi du lịch bụi để có được chuyến đi thật an toàn,
nhiều niềm vui.
1. Tìm hiểu thông tin điểm
đến
Cần hiểu rõ về văn hóa ứng xử nơi
mình đến để tránh bị hiểu lầm và gặp phiền phức không đáng có. Nhất là khi ra
nước ngoài, đặc biệt là đến các quốc gia Hồi giáo.
Về nguồn thông tin du lịch,
không nên quá tin vào các sách hướng dẫn du lịch dù phương tiện này khá tiện lợi;
nhất là coi chừng bạn đang cầm trên tay bản in được xuất bản khá lâu, thiếu
thông tin mới cập nhật. Hãy tìm đọc kinh nghiệm của những người từng du lịch ở
đó chia sẻ trên các diễn đàn hoặc các website du lịch; nhưng phải lưu ý thời điểm
các thông tin được cập nhật lần cuối vào lúc nào.
2. Hành lý gọn nhẹ
Khi đi xa người ta ít thay đổi
trang phục hơn lúc ở nhà. Khi du lịch, cần biết thay đổi thói quen; thay vì
liên tục thay áo, khi đầy thùng máy thì bấm nút giặt, bạn hãy đưa cho dịch vụ
giặt hàng ngày để luôn có sẵn đồ sạch thay khi cần, khỏi đem theo nhiều đồ.
Nếu đi máy bay, khi sắp xếp hành
lý, cần lưu ý những đồ vật không được đem theo bên mình (tất cả các loại chất lỏng,
vật kim loại có cạnh, góc sắc nhọn...) nên bỏ vào hành lý ký gửi. Tránh gây trở
ngại khi qua cửa an ninh, làm mất thì giờ của mình và người khác.
3. Ăn uống
Thưởng thức món ăn của các vùng miền cũng là một điều khiến du khách có thêm cảm nhận về đời sống của người dân điạ phương, kham phá ‘văn hóa ẩm thực’ của từng vùng miền (trong nước hoặc ngoài nước). Hãy tìm vào khu hàng ăn trong các chợ, nơi phục vụ người dân địa phương là chính hoặc ăn uống ở các quán lề đường hay trong khu dân cư địa phương nếu không quá lo ngại về vệ sinh thực phẩm.
4. Mua sắm
Không nên mua món đồ nào đó chỉ
vì giá rẻ và chỉ mua thứ không thể tìm thấy ở nơi bạn sinh sống. Khi gặp cửa
hàng bán giá rẻ hoặc có đợt bán hàng hạ giá, hãy lưu ý đến chất lượng của sản
phẩm. Cần biết vì sao họ bán rẻ, bởi mục đích kinh doanh là thu lãi chứ không
phải phục vụ cộng đồng hoặc từ thiện. Mua hàng xa nơi mình ở, bạn sẽ gặp khó
khăn khi cần được bảo hành sản phẩm, có khi mua rẻ thành... lãng phí. Với những
món đồ lưu niệm, hàng mỹ nghệ... nếu gặp thứ khiến bạn thích thú và giá tiền vừa
túi thì hãy mua ngay, đừng chần chờ vì có thể bạn không có lần thứ hai gặp đúng
món hàng tương tự.
5. Bản sao giấy tờ quan trọng
Các giấy tờ quan trọng như CMND,
hộ chiếu, bảo hiểm du lịch, thẻ tín dụng... cần có bản photo, phòng lúc bị mất
sẽ có thông tin để trình báo hịp thời.
Ngoài ra, bạn nên in ra giấy những
địa chỉ và số điện thoại cần thiết ra giấy cũng như nwn dùng bản đồ du lịch in
trên giấy. Không nên ỷ lại vào computer, Ipad, Smart phone... bởi không phải ở
đâu cũng có tín hiệu Internet hoặc những thứ này có thể khiến bạn trở thành nạn
nhân của bọn trộm cắp. Tương tự, du khách "trưng bày" đồ trang sức và
những vật dụng cá nhân đắt tiền ở nơi công cộng vô tình thu hút sự chú ý kẻ
gian, vốn ở đâu cũng có.
6. Đổi tiền
Khi ra nước ngoài, chỉ đổi một ít
tiền tại sân bay hay cửa khẩu đường bộ. Những thành phố có nhiều du khách quốc
tế thường có nhiều điểm dịch vụ đổi tiền của các ngân hàng. Ngoài việc được đổi
đúng tỉ giá, du khách có thể yên tâm không nhận lầm tiền giả khi đổi tiền từ
ngân hàng hơn là các “cò” đổi tiền trên đường phố. Nếu chưa gặp nơi thuận tiện,
bạn có thể đổi tiền ở quầy lễ tân của các khách sạn lớn, nhưng cũng chỉ nên đổi
tạm một ít trong khi tìm được nơi đổi tiền đáng tin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét